Thông số kỹ thuật xe nâng là một nhóm các chỉ số cho biết khả năng làm việc của xe nâng hàng như tải trọng, chiều cao nâng, công suất động cơ.
Xe nâng hàng là thiết bị được đầu tư ngay tại thời điểm vận hành các nhà máy sản xuất, các kho hàng logistics bởi tính cần thiết và không thể thay thế bởi bất kỳ một thiết bị nào khác. Để hiểu được chúng ta cần một chiếc xe nâng như thế nào và có phù hợp hay không, bạn cần phải xem thông số kỹ thuật xe nâng như một yêu cầu bắt buộc, những thông số này sẽ định nghĩa toàn bộ chức năng và cách thức hoạt động của xe nâng. Căn cứ vào những thông số xe nâng có sẵn, bạn hay so sánh khả năng hoạt động của xe với mong muốn của bạn để quyết định chọn mua chiếc xe nâng phù hợp.
Các thông số kỹ thuật xe nâng cơ bản
Xe nâng có hệ cấu trúc không quá phức tạp gồm các cụm chính bao gồm động cơ, hệ thống thủy lực, khung nâng, đối trọng.
Tải trọng nâng: Đây là thông số quan trọng nhất khi bạn chọn mua xe nâng hàng, bởi xe nâng có nguyên lý làm việc dựa trên sự cân bằng trọng lượng, chúng ta không thể nâng hàng quá tải trọng giống như chất xếp hàng hóa trên xe ô tô tải. Vì vậy một lưu ý nhỏ cho bạn khi lựa cho xe nâng đó là hãy chọn mua loại xe có tải trọng lớn hơn mức tải trọng mong muốn. Có hai lý do chính đó là nâng tải trọng ở trong phạm vi thiết kế sẽ làm cho xe nâng an toàn và bền bỉ hơn, tần suất bảo trì và thay thế phụ tùng định kỳ sẽ dài hơn. Thứ hai là khi xe nâng ở vị trí chiều cao lớn, tải trọng nâng sẽ bị giảm xuống theo biểu đồ tải trọng – chiều cao nâng. Vì vậy để đảm bảo an toàn khi vận hành, hãy nge theo lời khuyên của những người thiết kế và sử dụng xe nâng có kinh nghiệm.
Chiều cao xe nâng hàng: Cùng với tải trọng nâng, chiều cao xe nâng có thể coi là yếu tố có tính chất quan trọng ngang nhau bởi chúng phụ thuộc và ràng buộc với nhau rất chặt chẽ. Chiều cao khung nâng thường dao động từ 3000mm đến 6000mm và có hai loại khung nâng thông thường và khung nâng chui container. Nếu sử dụng khung nâng từ 4.5m trở lên, bạn nên dùng khung nâng chui container có 3 xylanh để giảm chiều cao khi ở vị trí thấp nhất.
Động cơ: Sử dụng loại động cơ nào thực ra mang ý nghĩa về mặt kinh tế và đầu tư nhiều hơn là thể hiện dấu ấn về mặt kỹ thuật. Bởi động cơ thường có mức công suất tương đương nhau nhưng sẽ khác nhau về giá trị kinh tế nếu chúng được sản xuất tại Trung Quốc hoặc Nhật Bản.
Hệ thống thủy lực: Mỗi hãng xe nâng thường sử dụng hệ thống thủy lực khác nhau bởi nếu tự sản xuất tất cả sẽ vô cùng tốn kém và không có tính hiệu quả. SHIMADZU là bơm thủy lực được dùng trên xe nâng TCM và xe nâng TEU, hoạt động ổn định và duy trì hiệu suất cao ngay cả lắp thêm các bộ công tác.
Thông số kỹ thuật xe nâng điện
Xe nâng dầu và xe nâng điện đều có bộ thông số kỹ thuật cơ bản giống nhau như đã liệt kê phía trên, chỉ có điểm khác biệt cơ bản là xe điện sử dụng ăcquy để lưu trữ điện năng nên thời gian làm việc là bị giới hạn, trọng lượng xe nâng càng lớn thì thời gian tiêu hao năng lượng điện càng nhanh. Vì vậy hãy chọn tải nâng chỉ lớn hơn một chút so với tải trọng nâng cần thiết khi bạn chọn mua xe nâng điện.
Biểu đồ tải trọng nâng cũng là thông số đáng chú ý khi bạn có dịp trực tiếp trải nghiệm xe nâng mới, trên bảng thông số này sẽ in mức tải trọng cao nhất có thể nâng đối với từng loại xe cụ thể phụ thuộc vào loại lốp đơn hay lốp kép, tâm tải trọng hàng hóa và chiều cao khung nâng. 3 yếu tố này sẽ cho bạn thấy tải trọng nâng thực sự của chiếc xe là bao nhiêu.
Mỗi hãng xe nâng đều cung cấp thông số kỹ thuật xe nâng đầy đủ trong catalogue hoặc số bảo hành để bạn tham khảo, nhưng theo kinh nghiệm của những người sử dụng xe nâng lâu năm, bạn hãy dành thời gian trực tiếp trải nghiệm xe để hiểu rõ hơn và chắc chắn về quyết định của mình.
Khi cần tham khảo và hiểu rõ hơn về thông số kỹ thuật xe nâng, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tốt nhất.